13

Th 05

Tụ bù có tiết kiệm điện không? Cách lắp đặt tụ bù chính xác nhất

Tụ bù có tiết kiệm điện không? Cách lắp đặt tụ bù chính xác nhất

  • Hạnh Phạm
  • 0 bình luận

Tụ bù là thiết bị điện chuyên dụng, được sản xuất nhằm nâng cao chất lượng điện và đảm bảo an toàn cho toàn bộ hệ thống điện và người sử dụng. Dù phổ biến, nhưng đến nay, vẫn còn khá nhiều người chưa thực sự hiểu hết về cấu tạo, nguyên lý hoạt động của tụ bù. Vậy tụ bù có tiết kiệm điện không? Cách lắp đặt như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp giải đáp những thắc mắc này. 

1.Tụ bù là gì? 

Tụ bù là một hệ gồm hai vật dẫn được đặt gần nhau và ngăn cách bởi lớp cách điện. Thường được dùng để tích và phóng điện trong mạch điện. Thực tế, tụ bù được sử dụng với mục đích bù công suất phản kháng để nâng cao hệ số công suất nhằm đảm bảo an toàn cho mạng lưới điện và người sử dụng. Việc lắp đặt tụ bù giúp giảm đáng kể chi phí tiền điện hàng tháng. 

Điện dung là đại lượng đặc trưng của cho khả năng tích điện của hiệu điện thế nhất định ở tụ bù. Và được xác định bằng thương số giữa điện tích của tụ bù và hiệu điện thế giữa hai bản của tụ bù điện. 

  Tụ bù là gì? 

  Tụ bù là gì? 

2.Cấu tạo và phân loại tụ bù? 

Cấu tạo của tụ bù khá đơn giản, bao gồm hai bản cực là các lá nhôm dài được cách điện bằng các lớp giấy. Toàn bộ được cố định trong băng hàn kín, và hai đầu bản cực được đưa ra ngoài. 

Về phân loại, tụ bù được chia thành nhiều loại khác nhau dựa theo cấu tạo và điện áp. Cụ thể: 

  • Phân loại theo cấu tạo: Gồm tụ bù khô và tụ bù dầu. Với hai loại tụ bù này, thường có kết cấu nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ và dễ dàng lắp đặt. Mặt khác, giá thành cũng tương đối rẻ và thích hợp cho nhiều yêu cầu sử dụng trung bình và vừa. 
  • Phân loại theo điện áp: Bao gồm tụ bù hạ thế 1 pha, 2 pha và 3 pha. Với mỗi pha sẽ có mức điện áp riêng nhằm đáp ứng tiêu chí lựa chọn đa dạng của khách hàng.

Cấu tạo và phân loại tụ bù  

Cấu tạo và phân loại tụ bù 

3.Tụ bù có tiết kiệm điện không? 

Thiết bị cảm kháng hầu như xuất hiện trong hệ thống điện sản xuất và sinh hoạt, gây tiêu tốn nhiều năng lượng và làm tổn hại trực tiếp đến mạng điện. Bằng việc sử dụng tụ bù, sẽ có thể làm giảm tiêu hao năng lượng, đồng thời tiết kiệm điện hiệu quả cho toàn bộ hệ thống điện. 

Mặt khác, việc lắp đặt tụ bù cũng hỗ trợ phần nào cho đầu tư hệ thống điện ban đầu như dây dẫn, máy biến áp, thiết bị đóng cắt bảo vệ…Vậy làm cách nào để thiết kế và lắp đặt tụ bù thông minh, chính xác và an toàn? Hãy tiếp tục theo dõi phần thông tin dưới đây nhé!

 Có nên sử dụng tụ bù cho hệ thống điện?

 Có nên sử dụng tụ bù cho hệ thống điện?

4.Cách lắp đặt tụ bù tiết kiệm điện chính xác

Tụ bù nên được lắp đặt chính xác với từng quy mô hệ thống điện để có thể phát huy đầy đủ tính năng hữu ích. Dưới đây là một số gợi ý cho cách lắp đặt tụ bù tiết kiệm điện.

4.1 Đối với cơ sở sản xuất nhỏ

Với các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ có tổng công suất tiêu thụ điện trung bình hàng tháng khoảng vài chục kW nên lắp đặt tụ bù theo phương pháp bù tĩnh (bù nền). Tủ tụ bù có cấu tạo đơn giản, gọn nhẹ với chi phí vật liệu ở mức thấp. Bao gồm các thiết bị: 

  • Vỏ tủ kích thước tương xứng với yêu cầu sử dụng (thường sẽ khoảng 500x350x200mm)
  • 01 Aptomat bảo vệ tụ bù và để đóng ngắt tụ bù bằng tay. Ngoài ra, có thể kết hợp với Rơ le thời gian để tự động đóng ngắt tụ bù theo thời gian làm việc trong ngày.
  • 01 tụ bù công suất nhỏ chừng khoảng 2.5, 5, 10kVAr. 

4.2 Đối với cơ sở sản xuất trung bình

 Với những cơ sở sản xuất, kinh doanh trung bình có mức tiêu thụ điện trung bình hàng tháng khoảng vài trăm kW và thường xuyên sử dụng các thiết bị công suất phản kháng khoảng vài chục đến vài trăm kVAr, nên lắp đặt tụ bù theo hai hướng, bao gồm bụ tự động (sử dụng bộ tụ điện bù tự động) và bù thủ công (đóng ngắt các cấp tụ bằng tay). Không nên sử dụng phương pháp bù tĩnh cho trường hợp này, do có thể không đáp ứng được lượng công suất bù và dễ khiến cho hệ thống trục trặc. 

Đóng ngắt các cấp tụ bằng tay được thực hiện bởi người vận hành hệ thống. Tuy nhiên, không được khuyến khích sử dụng nhiều. Bù tự động mới chính là phương pháp chủ đạo cần thực hiện. Bộ điều khiển tự động bao gồm nhiều loại khác nhau từ 4 cấp đến 14 cấp. Đối với quy mô trung bình, nên chia từ 4 cấp đến 10 cấp. 

Hệ thống tụ bù tiêu chuẩn bao gồm: 

  • Vỏ tủ chiều cao 1m – 1.2m.
  • Bộ điều khiển tụ bù tự động.
  • Aptomat tổng bảo vệ.
  • Aptomat nhánh bảo vệ từng cấp tụ bù.
  • Contactor đóng ngắt tụ bù được kết nối với bộ điều khiển.
  • Tụ bù.
  • Các thiết bị phụ: đồng hồ đo Volt, Ampe, đèn báo pha,…

4.3 Đối với cơ sở sản xuất lớn

Nếu mức tiêu hao năng lượng trung bình hàng tháng lên đến hàng nghìn kW, nên sử dụng hệ thống bù tự động chia chia nhiều cấp để mang lại lợi ích tiết kiệm chi phí. Mặt khác, nếu trong hệ thống có nhiều thiết bị sinh sóng hài lớn thì cần thiết phải lắp thêm cuộn kháng lọc sóng hài để bảo vệ tụ bù hạn chế các trường hợp cháy nổ đáng tiếc xảy ra. 

Bài viết trên đây đã lý giải chi tiết cho thắc mắc tụ bù có tiết kiệm điện không? Và cách lắp đặt tụ bù chính xác. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng để lại phản hồi dưới đây và chúng tôi sẽ giải đáp nhanh chóng, chính xác.

Viết bình luận của bạn:
Zalo Elecnova Messenger Elecnova hotline
popup

Số lượng:

Tổng tiền: