Tụ điện là thiết bị có tính ứng dụng cao trong cuộc sống hiện nay. Tuy nhiên, làm thế nào để tận dụng và khai thác tối đa sản phẩm này? Hãy cùng Elecnova Việt Nam tìm hiểu cấu tạo tụ điện cũng như cách kiểm tra tụ điện bằng những cách đơn giản qua bài viết dưới đây. Hy vọng nội dung sẽ cung cấp nhiều thông tin cần thiết, giúp bạn tìm được giải pháp phù hợp, hiệu quả và tối ưu chi phí.
Cấu tạo tụ điện
Cấu tạo tụ điện gồm 2 dây dẫn điện được đặt song song với nhau và giữa chúng có một lớp điện môi ngăn cách. Thông thường dây dẫn làm bằng kim loại, ngoài ra cũng có thể dùng giấy bạc, màng mỏng để thay thế. Nhằm đảm bảo khả năng tích trữ năng lượng, tụ điện sẽ sử dụng điện môi là các chất không dẫn điện như thủy tinh, mica, gốm. Tùy vào từng chất liệu tạo nên lớp cách điện này, người ta sẽ có tên gọi cho các tụ điện truyền thống hiện nay.
Nếu muốn hình dung rõ hơn, bạn có thể quan sát sơ đồ tụ điện mô phỏng cấu tạo bên dưới đây.
Cấu tạo tụ điện gồm những gì?
Cách đo tụ điện
Nắm rõ cấu tạo tụ điện là căn cứ giúp bạn đo tụ điện một cách chính xác và an toàn nhất. Để kiểm tra xem tụ còn sống hay đã chết, bạn có thể áp dụng 1 trong các phương pháp dưới đây.
Kiểm tra bằng đồng hồ kim vạn năng
Cách đo tụ điện bằng đồng hồ kim vạn năng được áp dụng khá phổ biến để kiểm tra các thiết bị điện dân dụng. Đầu tiên, bạn xả điện trong tụ ra rồi lấy đồng hồ chọn chế độ Ohm. Sau đó cho chạm vào hai cực tụ điện và quan sát kết quả. Nếu kim đồng hồ di chuyển dần đến vô hạn, điều này có nghĩa tụ điện đang hoạt động tối. Ngược lại, kim đứng im, không di chuyển tức là tụ điện bị hở và cần kiểm tra, xử lý để tránh gây hư hỏng nặng.
Cách đo tụ điện bằng đồng hồ kim vạn năng
Kiểm tra bằng đồng hồ vạn năng điện tử
Đây là một trong những cách đo tụ điện xem còn sống hay chết thông dụng hiện nay. Để thực hiện, bạn cần điều chỉnh thang đo đồng hồ vạn năng về chế độ 1K. Sau đó đặt que đo vào 2 đầu cực tụ điện rồi đổi que đo. Trong lúc làm đi làm lại nhiều lần, bạn hãy quan sát dãy số hiển thị trên mặt đồng hồ. Trường hợp hiển thị trong 2 - 3 giây và chuyển sang luôn chế độ Open Line tức là tụ điện còn sống, hoạt động tốt. Ngược lại, dãy số không có sự thay đổi gì thì thiết bị đã bị hỏng.
Kiểm tra bằng vôn kế
Cách đo tụ điện bằng vôn kế được các kỹ sư điện đánh giá cao về mức độ tiện dụng. Tuy nhiên, để đánh giá chính xác, bạn cần quan sát, theo dõi số liệu nhanh, tránh trường hợp tụ bị xả hoàn toàn. Đầu tiên, bạn tách rời tụ điện ra khỏi mạch và xem giá trị ghi bên ngoài là bao nhiêu vôn. Sau đó đem tụ điện đi sạc bằng một dòng điện thấp hơn con số ghi trên trong khoảng 5 - 10 giây. Tiếp theo, bạn điều chỉnh thang đo rồi gắn 2 cực tụ vào vôn kế sao cho đúng dấu và quan sát.
Cách kiểm tra tụ điện còn sống hay chết bằng vôn kế
Nếu giá trị gần với điện áp sử dụng sạc cho tụ điện thì khả năng cao thiết bị vẫn hoạt động tốt. Ngược lại, con số hiển thị trên vôn kế thấp, thậm chí bằng 0 tức là tụ đã bị hư hỏng, không thể sử dụng nữa.
Loại tụ điện nào được sử dụng nhiều nhất hiện nay?
Theo phân tích cấu tạo tụ điện ở trên, chất liệu dung môi khác nhau sẽ tạo nên một thiết bị riêng biệt. Điều này làm cho tụ điện trở nên đa dạng và phong phú, giúp người sử dụng có thể tùy ý lựa chọn sản phẩm phù hợp. Tuy nhiên, đâu là loại tụ được lựa chọn nhiều nhất hiện nay? Hãy đọc tiếp nội dung dưới đây để tìm hiểu nhé.
Các loại tụ điện hiện nay
Dựa theo tính chất lý hóa và ứng dụng, hiện nay có 4 loại tụ điện bao gồm:
- Tụ điện phân cực: loại tụ điện có 2 cực xác định âm - dương rõ ràng nên dễ dàng nhận diện, giúp người sử dụng nối vào bảng bo mạch đúng và chính xác.
- Tụ điện không phân cực: loại tụ điện không xác định được đâu là cực âm, đâu là cực dương. Chất liệu làm điện môi cách điện thường bằng giấy, mica, gốm. Loại tụ điện không phân cực xuất hiện nhiều trong điện dân dụng và mạch điện cao tần.
Các loại tụ điện hiện nay
- Tụ xoay: Hay còn được gọi là tụ điện có trị số biến đổi. Nó có thể xoay và thay đổi giá trị điện dung nên được ứng dụng trong kỹ thuật radio dùng để dò đài.
- Siêu tụ điện: Đây là loại tụ điện có khả năng lưu trữ năng lượng cực cao. Nguồn năng lượng tích trữ có thể sử dụng trong vài tháng hoặc thay thế cho dòng pin trong máy điện tử. Siêu tụ điện được ứng dụng rộng rãi vào hệ thống giao thông, làm năng lượng dự trữ cho tàu hỏa, ô tô điện…
Tại sao tụ điện thông minh luôn được các doanh nghiệp ưa chuộng?
Ra đời mang đến nhiều tính năng tiện ích cho người sử dụng, tụ điện thông minh được các doanh nghiệp ưa chuộng nhờ các ưu điểm vượt bậc như:
Cấu tạo nhỏ gọn - thân thiện người dùng
Cấu tạo tụ điện thông minh có trang bị thêm cuộn kháng và hệ thống đóng mở thyristor. Tuy nhiên, kích thước lại nhỏ gọn, vừa lòng bàn tay nên có thể lắp đặt ở nhiều vị trí, không gian diện tích hạn chế. Thiết kế theo kiểu dáng thông minh thân thiện với người dùng, giúp việc theo dõi, kiểm tra tụ đơn giản, không sợ bị hỏng cực do va chạm từ bên ngoài.
Theo dõi, giám sát dễ dàng từ xa
Tụ điện thông minh được nghiên cứu phát triển cho phép người sử dụng có thể theo dõi từ xa, không cần di chuyển hay đi lại vất vả. Doanh nghiệp chỉ cần điều phối giám sát viên kiểm tra thông số hiển thị trên màn hình LCD là sẽ biết tình trạng tụ như thế nào. Đồng thời phát hiện, xử lý kịp thời các tình huống, dấu hiệu bất thường, tránh gây quá tải, gây cháy nổ.
Tiết kiệm chi phí, an toàn tuyệt đối
Doanh nghiệp lựa chọn tụ điện thông minh có thể tiết kiệm 30 - 40 % chi phí vận hành, thuê kỹ sư giám sát. Khi tụ hoạt động quá tải, hệ thống đóng ngắt thyristor sẽ tự bật, hạn chế tình trạng cháy nổ gây nguy hiểm tới tính mạng hay thiệt hại tài sản cho chủ đầu tư. Chính vì vậy, an toàn mọi người luôn được đảm bảo tuyệt đối.
Trên đây, Elecnova Việt Nam đã chia sẻ một số thông tin về cấu tạo tụ điện. Hy vọng qua bài viết, bạn có thể tìm cho mình giải pháp hoàn hảo, không cần mất nhiều thời gian đo, kiểm tra bằng thiết bị thủ công. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn phương án tối ưu nhất nhé!