Trên thực tế, tụ điện khi có dòng điện đi qua sẽ tự động sạc đầy. Do đó, khi tháo nó ra khỏi mạch để sử dụng cho mục đích khác hay kiểm tra bạn cần phải xả hết điện trong nó. Hiện nay, có rất nhiều cách xả tụ điện khác nhau. Nội dung bài viết hôm nay Elecnova Việt Nam sẽ hướng dẫn xả tụ điện với thao tác cụ thể nhất nhé!
Định nghĩa về tụ điện là gì?
Định nghĩa tụ điện là gì?
Tụ điện, tên Tiếng Anh là Capacitor. Đây là một trong những loại linh kiện điện tử thụ động được tạo nên bởi hai bề mặt dẫn điện. Và ở giữa sẽ được phân tách bởi một lớp điện môi. Chức năng chính của tụ điện chính là lưu trữ năng lượng điện và phóng điện trong điện trường.
Tụ điện là một trong những linh kiện điện tử không thể thiếu trong mạch lọc, mạch dao động cùng các loại truyền dẫn tín hiệu điện xoay chiều. Tụ điện thường có hai chân, có thể là dạng phân cực hoặc không phân cực. Đối với tụ phân cực cần cấp đúng điện áp để tụ dễ dàng hoạt động. Và cực dương sẽ có hiệu điện thế cao hơn cực âm.
Một số cách xả tụ điện hiệu quả nhất hiện nay
Trong nội dung ở phần tiếp theo, bạn sẽ được chia sẻ một số cách xả tụ điện hiệu quả nhất.
Hướng dẫn cách xả tụ điện bằng tua vít
Đầu tiên, bạn cầm phần thân tụ điện và không được cầm ở chân. Nguyên nhân vì tụ điện sau khi sạc rất nguy hiểm nên bạn cần tránh tiếp xúc với phần chân của tụ. Nếu như vô tình chạm vào 2 chân thì sẽ bị giật.
Tiếp theo, bạn lựa chọn tua vít cách điện. Tua vít cách điện thường có phần tay cầm bằng cao su hoặc nhựa. Phần tay cầm đóng vai trò như một lớp chắn giữa bạn và phần kim loại ở tua vít.
Lúc này, tiến hành kiểm tra xem thử tua vít có bị hư hỏng gì không. Tuyệt đối không được sử dụng tua vít bị vỡ hay bị nứt phần nhựa và cao su trên tay cầm. Bởi vì các chỗ nứt vỡ đó có thể cho phép dòng điện đi qua lúc bạn xả tụ điện rất nguy hiểm.
Hướng dẫn cách xả tụ điện bằng tua vít
Sau đó, bạn cầm phần thân tụ điện ở chỗ thấp nhất cách xa với phần chân. Một điều lưu ý là cần kiểm soát được tụ điện khi đang xả. Do đó, bạn phải cầm phần thân tụ điện ở chỗ thấp nhất bằng một tay không thuận. Và tất nhiên tay thuận sẽ dùng để cầm tua vít. Bạn cũng không cần phải nắm tụ điện quá chặt mà chỉ cần giữ sao cho thoải mái nhất.Một điều lưu ý là bạn phải cầm tụ điện ở chỗ thấp nhất để hạn chế chạm phải tia lửa lúc đang xả. Nếu như tụ điện có kích thước nhỏ, bạn có thể giữ nó với nhíp cách điện.
Ngay lúc này, bạn giữ tụ điện thẳng đứng sao cho chân của nó hướng lên trần nhà. Hãy sử dụng tay thuận cầm tua vít để chạm vào 2 chân của tụ điện cùng một lúc rồi xả. Khi đó, bạn sẽ nghe thấy những tia lửa điện chính là dấu hiệu của tụ đang xả. Cần đảm bảo một điều rằng tua vít phải chạm vào 2 chân cùng một lúc nếu không sẽ không phát huy tác dụng.
Cuối cùng, sau khi xả xong bạn tiến hành kiểm tra lại để bảo đảm an toàn. Hãy đưa tua vít chạm vào 2 chân để xem còn có tia lửa điện nào không. Hoặc cẩn thận hơn bạn có thể sử dụng đồng hồ vạn năng để đo.
Hướng dẫn cách xả tụ điện với dụng cụ tự làm
Muốn làm dụng cụ xả tụ điện, bạn phải mua dây dẫn AWG cỡ 12, với điện trở 20k Ohm 5W và 2 đầu kẹp cá sấu. Dụng cụ xả này được hiểu đơn giản chính là điện trở nối với dây dẫn rồi nối với chân của tụ điện. Hãy sử dụng đầu kẹp cá sấu để giúp gắn với chân của tụ dễ dàng hơn.
Tiếp theo, bạn cắt dây dẫn điện thành 2 đoạn có độ dài khoảng 15cm. Chiều dài dây dẫn cũng không cần phải quá chính xác mà chỉ cần đủ dài để tiến hành nối điện trở với tụ điện. Thường thì 15cm là đủ, cũng có thể dài hơn tùy vào trường hợp của riêng bạn.
Cách xả tụ điện với dụng cụ tự làm
Lúc này, bạn cắt đầu cách điện bên ngoài dây dẫn kích cỡ 1.3cm để nối với chân của điện trở. Sau khi đã nối dây dẫn xong, hãy hàn lại cho thật chắc chắn. Bạn có thể sử dụng băng keo cách điện để quấn mối hàn lại nhằm giúp giữ chặt hơn và giúp cách điện. Sau đó, thực hiện việc nối hai đầu còn lại của dây dẫn với đầu kẹp cá sấu rồi hàn lại cho chắc chắn.
Sau đó, bạn đã hoàn thiện xong dụng cụ xả. Hãy sử dụng nó để tiến hành xả tụ điện bằng cách kẹp 2 đầu kẹp cùng 2 chân của tụ. Dụng cụ này có thể giúp bạn xả rất nhanh và sẽ không thấy tia lửa bắn ra như lúc sử dụng tua vít.
Ngay lúc này, bạn hãy sử dụng đồng hồ vạn năng để tiến hành kiểm tra lại. Bạn có thể vừa xả vừa sử dụng đồng hồ vạn năng để đo và xem điện áp giảm trong thời gian thực tế.
Nếu như điện áp không giảm thì nguyên nhân có thể do mối nối của dụng cụ xả đang gặp vấn đề, hãy tháo ra để tiến hành kiểm tra lại.
Kết Luận
Nội dung trong bài viết trên đây đã hướng dẫn bạn cách xả tụ điện an toàn và hiệu quả đúng không nào? Nếu như có nhu cầu về những linh kiện điện tử, đồng hồ vạn năng hay dây dẫn thì đừng quên tham khảo các sản phẩm tại Elecnova Việt Nam nhé!